Thực hư chuyện đề xuất nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương

bởi huynguyen
0 comment
4.7/5 - (7 bình chọn)

Dưới đây là danh sách tuong hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

<p>ng Nguyn nh Thi &#8211; hiu trng Trng i hc Sn khu &#8211; in nh H Ni &#8211; tng hoa cho cc thy ch nhim trong mt l tt nghip ca sinh vin nh trng nm 2016 &#8211; nh: Trng i hc Sn khu &#8211; in nh H Ni</p>

Sáng 7-3, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Thi – hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội – cho biết như thế với Tuổi Trẻ Online về câu chuyện đề xuất nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ đang gây xôn xao dư luận.

Không phải nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ về chế độ, lương bổng

Ông Thi nhấn mạnh, đề xuất này chỉ tính các nghệ sĩ nhân dân tham gia giảng dạy trong nhà trường mang tính đặc thù đào tạo nghệ thuật và chỉ tương đương trong xét quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo là mỗi ngành học phải có đủ 5 tiến sĩ.

Nó hoàn toàn không có nghĩa nghệ sĩ nhân dân được hưởng các chế độ như một tiến sĩ từ lương bổng tới nhân sự…

Ông Thi cho biết đề xuất này không mới, đã được đưa ra từ hơn một năm nay, khi nhà trường và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo chuyên sâu đặc thù, để áp dụng cho những khối văn hóa nghệ thuật nói chung, trong đó có Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

Tuy nhiên nghị định đó còn đang tranh luận rất nhiều và chưa được phê duyệt.

Vì vậy trong buổi làm việc cùng Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ngày 6-3, nhà trường đã nêu lại kiến nghị này.

“Giảng viên có học vị thì tốt rồi. Tuy nhiên song song với đó nhà trường cần nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú là những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để hướng dẫn cho sinh viên làm nghề.

Hiện nay quy định mỗi ngành phải có 5 tiến sĩ với một trường đào tạo nghệ thuật là rất khó. Trong khi các nghệ sĩ nhân dân rất cần thiết với trường.

Chúng tôi đề xuất giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân tương đương học vị tiến sĩ để đáp ứng tiêu chí cần 5 tiến sĩ theo quy định trên khi mở ngành đào tạo, đảm bảo điều kiện chất lượng đào tạo và xác định chỉ tiêu về đội ngũ cho các ngành theo thông tư 08 của Bộ Giáo dục – Đào tạo”, ông Thi nói.

Ông cho biết thêm, đề nghị tính tương đương là để các nghệ sĩ nhân dân được tham gia vào quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, những nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú không tham gia vào các hội đồng chấm luận văn, luận án này để đảm bảo yêu cầu chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Không nên nói nghệ sĩ nhân dân không giỏi lý thuyết

Ông Thi cũng nói thêm: “Tôi là PGS.TS nhưng tôi nhìn nhận khách quan là nghệ sĩ nhân dân rất giỏi nghề, cả thực hành và lý thuyết, bảo họ không có kiến thức lý thuyết là không đúng”.

Ông cho biết Trường đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội hiện chỉ có 168 biên chế, nhưng quy định đòi hỏi số lượng giảng viên cơ hữu mỗi ngành theo quy định thì rất khó cho trường.

Nếu được tính giảng viên là nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ thì cũng giảm bớt sức ép các trường đặc thù này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – tham gia trong đoàn làm việc của ủy ban này với nhà trường – cho ý kiến không đồng tình với đề xuất này.

Theo ông Sơn, học vị tiến sĩ, thạc sĩ với danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú là hai loại tiêu chuẩn khác nhau không áp dụng thay cho nhau được.

Đào tạo tiến sĩ là đào tạo lý thuyết, cần phải biết áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp nghiên cứu. Làm luận án là thực hiện một công trình khoa học, ở đó việc áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp khoa học để phân tích một vấn đề thực tiễn. Trong khi đó, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú thiên về thực hành.

You may also like