Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn – Cục Di sản văn hóa

bởi huynguyen
0 comment
4.2/5 - (6 bình chọn)

Qua bài viết này chúng ta xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về tượng quan âm thiên thủ thiên nhãn hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Mô tả tóm tắt: Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở được làm bằng gỗ mít, phủ sơn, ngồi trên tòa sen trong tư thế thiền định, với bàn chân phải đặt ngửa trên đùi trái. Khuôn mặt tượng thanh thoát, đôn hậu, với đôi tai dài, trán nở, lông mày cong, mắt khép hờ nhìn xuống, tóc chải ngược lên đỉnh búi thành cuộn. Đầu đội mũ Thiên Quan mang hình thức như mũ “tì lư” (mũ Pháp sư). Thân hình thon thả, nếp áo khoác bó sát người buông rủ phủ kín tới chân. Tượng có 1.014 tay, mắt khác nhau, trong đó, có 42 tay lớn xếp thành từng đôi một đăng đối nhau. Đôi tay chính chắp trước ngực kết ấn Chuẩn đề, đôi tay để trước bụng kết ấn Tam muội. Đặc biệt,tượng có một đôi tay ở sau lưng (gọi là tay Phổ lễ). Các tay nhỏ được kết thành mười lớp theo từng cặp cân xứng, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt nhỏ. Vầng hào quang là một tấm gỗ lớn, được tạo tác rời, ghép vào phía sau lưng và gắn với chân bệ tượng, ở giữa tạo khoảng trống, xung quanh trang trí những cụm vân xoắn dày đặc. Bệ tượng gồm hai phần chính, ghép khít lại với nhau, với khối bán cầu ở phần trên và khối bệ hình bát giác ở phần dưới. Phần khối bán cầu được thể hiện là một đóa sen ,với những cánh xen kẽ mãn khai. Tất cả đều được chạm nổi chau chuốt, mềm mại, tỉ mỷ và hòa quyện vào nhau tạo lên một thể thống nhất, hoàn mỹ cho toàn bộ tác phẩm.

Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ảnh: Hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia – Tư liệu Cục Di sản văn hóa

Giá trị tiêu biểu: Đây là một tác phẩm điêu khắc nguyên gốc, với hình thức độc đáo và là pho tượng Phật Quan Âm đẹp nhất trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ thứ XIX, mà đến nay chưa có pho tượng nào thuộc thời kỳ này có thể so sánh được. Về mặt mỹ thuật Phật giáo, tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay là một dòng tượng vốn xuất phát từ Mật tông thế giới và xuất hiện ở Việt Nam từ thời Trần. Tuy nhiên, khi du nhập vào nước ta lại được những người thợ thủ công khéo léo sáng tạo, làm nên những nét đặc sắc riêng biệt mang tính bản địa, phù hợp với đời sống văn hóa con người Việt Nam của từng thời đại. Chính vì vậy, pho tượng này mang giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, là minh chứng chân xác chứng minh rõ nét về quá trình tồn tại và phát triển, sự ảnh hưởng lâu dài của Phật giáo Mật tông thế giới ở Việt Nam qua các thời kỳ. Những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo và độc đáo trên bức tượng phản ánh rất rõ về tinh thần sáng tạo nghệ thuật, đặc trưng quy trình kỹ thuật – nghệ thuật tạo tác tượng của những nghệ nhân dân gian xưa khiến cho pho tượng trở thành vốn quý trong nền nghệ thuật điêu khắc của nước ta./.

Thúy Hà (Theo Hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia – Tư liệu Cục Di sản văn hóa)

You may also like