Nhận biết Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà

bởi huynguyen
0 comment
4.6/5 - (8 bình chọn)

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân biệt tượng phật thích ca và a di đà hay nhất và đầy đủ nhất

Là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – thuộc đất nước Ấn Độ ngày nay, Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN. Thái tử Tất Đạt Đa đã phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả sau khi chứng kiến những cảnh khổ đau của những người già rồi bệnh tật, qua đời và lại thấy vẻ ung dung thanh thản của một vị tu sĩ lúc bấy giờ. Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ cõi Ta bà (đau khổ), là thế giới mà chúng ta đang sống.

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ, có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, có nghĩa là ánh sáng vô lượng. Phật A Di Đà cai quản cõi Cực lạc (an vui) ở phương Tây. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta bà này.

Để nhận biết Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà qua hình dáng tôn tượng, tranh thờ, trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra một vài đặc điểm chính như sau:

Phật Thích Ca Mâu Ni:

Về hình dáng đặc trưng: Tóc có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Mặt Phật tròn, cằm vuông vức, nơi ấn đường (chỗ đầu hai lông mày giao nhau) có nốt ruồi đỏ. Tai dày, tròn, đầy đặn, thành quách phân minh, sắc trắng hơn mặt. Phật mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ Vạn. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Về tư thế tay: Tay Phật có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân (tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra, trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau) hoặc ấn kim cương hiệp chưởng (với đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau, biểu hiện cho tín tâm bất động, vững chắc như kim cương)… Hoặc tay Ngài ở ấn xúc địa (tay trái hướng lên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước, trên tay trái là một chiếc bát); Phật thủ ấn vo úy (tay mặt đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng về phía trước). Có thể Phật đang cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, chứng tỏ là dấu hiệu của giáo chủ.

Về các nhân vật đi kèm: Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả , đó là: Ca Diếp (vẻ mặ già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Hai vị là hai đệ tử của Ngài khi còn ở trên thế gian.

Ngoài ra, có tôn tượng và tranh vẽ Phật Thích Ca sơ sinh với một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa và Phật Thích Ca nhập diệt (nhập niết bàn) với tư thế nằm nghiêng mình sang phải.

Phật A Di Đà:

Về hình dáng đặc trưng: trên đầu Phật có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông, cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có nhữ Vạn.

Về tư thế tay: Phật có thể trong tư thế đứng (gọi là Di Đà phóng quang), tay làm ấn giáo hóa (tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước, trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn). Phật cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Có thể trên tay Phật giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

Ở tượng Phật A Di Đà có một dạng khác của ấn thiền là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Cho nên ấn này còn được gọi là Ấn thiền A Di Đà.

Về nhân vật đi kèm: Phật thường được minh họa cùng hai vị là: Bồ Tát Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương liếu và bình cam lộ) và Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).

Tóm lại, sự khác biệt giữa hai tôn tượng, tranh thờ Phật Thích Ca và Phật A Di Đà qua một vài đặc điểm của biểu tướng sau:

Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chính điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà này.

Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tính) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét về đại thể, còn về chi tiết thì tương đối giống nhau.

Phật A Di Đà: thông thường có 2 tượng mà chúng ta thường thấy là tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen và tượng Di Đà phóng quang. Tượng A Di Đà đứng có 2 vị theo bên cạnh là đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí (Tượng Tam Thánh).

Về tượng ngồi có sự khác biệt giữa hai tôn tượng như sau:

– Tượng Phật Thích Ca không bao giờ duỗi cánh tay.

– Tượng Phật Thích Ca thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ Vạn. Ngược lại, tượng Phật A Di Đà có đôi khi được tạc Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xòe bàn tay mặt. Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ Vạn. Đây là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà lưu giữ tại BTLSQG.

Thanh Hiền (Phòng QLHV)

You may also like